Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch "thông tin"

19/1 - một tuần trước dịp Tết cổ truyền Trung Quốc, Tommy Tang cùng bạn gái rời Thâm Quyến tới Vũ Hán để ra mắt gia đình cô.

Ở thời điểm ấy, họ có biết về một loại virus chủng lạ (hiện tại được biết đến với cái tên SARS-CoV-2 và dịch Covid-19) đang xuất hiện ở thành phố này. Tuy nhiên, họ đã nghĩ nó chỉ xảy ra trong một khu vực nhỏ, khi chính quyền địa phương cho biết nó chỉ ảnh hưởng với những ai đến khu chợ và tiếp xúc trực tiếp với các loài vật hoang dã.

Đến tối ngày 20/1 mọi chuyện bỗng thay đổi 180 độ. Bác sĩ Zhong Nanshan - chính là vị bác sĩ đã phát hiện ra sự lây lan của dịch SARS vào năm 2003 - xuất hiện trên truyền hình quốc gia và thông báo rằng virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người, đồng thời công bố quy mô của dịch bệnh. Thế là hoảng loạn xảy ra.

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch thông tin - Ảnh 1.

Chỉ trong vòng 1 đêm, người dân toàn thành phố ai cũng đeo khẩu trang. Tang và bạn gái hiểu rằng thành phố không còn là nơi an toàn nữa. Họ quyết định hủy mọi kế hoạch, lên tàu trở về Thâm Quyến. 48h sau, Vũ Hán hoàn toàn bị phong tỏa.

Trở lại Thâm Quyến, cặp đôi chấp hành lệnh tự cách ly trong vòng 14 ngày. Họ chỉ ra ngoài 1 lần mỗi ngày (có đeo khẩu trang) để đổ rác. Gia đình Tang cũng ở đây, nhưng cả nhà không thể sum vầy khi Tết âm lịch đến. Câu chúc mừng năm mới Tang nói với mẹ là thông qua chiếc khe cửa. Họ không dám gặp nhau, cho đến khi thời hạn cách ly chấm dứt.

Vì không ra ngoài, Tang và bạn gái đặt mọi nhu yếu phẩm qua các ứng dụng vận chuyển như Meituan Waimai hoặc Dada-JD Daojia - tất tật từ đồ ăn, xà phòng cho đến giấy vệ sinh... Nhưng cũng chẳng được bao lâu, đến ngày thứ 3 thì Tang bắt đầu thấy lo sợ, vì chỗ nào cũng cháy hàng.

"Chẳng còn gì nữa, rau cũng hết sạch. Nhưng so với Vũ Hán, tình hình vẫn còn dễ thở hơn," - Tang chia sẻ một cách thành thực.

Đại dịch "thông tin"

Nguồn cơn cho nỗi lo của Tang, phần lớn đến từ quá trình theo dõi các thông tin trên mạng xã hội. Các thông tin ấy khiến nỗi sợ nhân lên, chạm đến mức độ mà Tang chưa bao giờ trải nghiệm trong đời. Cả hai nhiều đêm phải mất ngủ với nỗi sợ luôn chực chờ. Họ sợ rằng mình đã nhiễm bệnh, và lo lắng cho gia đình bạn gái Tang đang ở ngay tâm dịch bệnh.

"Thực sự rất khó để mô tả lại những gì xảy ra trong 14 ngày đó," - Tang cho biết. "Không có gì để làm ngoài việc lên mạng đọc tin tức, mà thông tin thì tồi tệ hơn mỗi ngày. Đó cũng là sự khó khăn của những người đang nỗ lực dập dịch ngoài kia."

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch thông tin - Ảnh 2.

"Đại dịch thông tin" làm nhân đôi nỗi sợ và khiến nhiều người hoảng loạn

Ngày 2/2, Tổ chức y tế thế giới WHO cho biết chủng virus mới lần này còn mang đến một dạng "dịch bệnh thông tin", với "khối lượng tin tức quá nhiều mà không phải tin nào cũng chính xác. Điều này khiến mọi người khó tìm được nguồn tin và khuyến cáo đáng tin cậy để tự bảo vệ mình." Đây cũng là điều khiến Covid-19 khác biệt so với những dịch bệnh trong quá khứ.

SARS, MERS và Zika từng khiến cả thế giới phải hoảng sợ. Covid-19 cũng vậy, nhưng nỗi sợ ấy lại đến từ mạng xã hội. Bản chất của mạng xã hội mang đến khối lượng thông tin cực lớn, cho phép cho các tin tức sai lệch - fake news - lan tỏa nhanh đến không tưởng. Môi trường ấy nuôi dưỡng nỗi sợ, thậm chí tạo ra những vấn nạn như phân biệt chủng tộc tràn lan.

Sau khi công bố thông tin ấy, WHO đã cố gắng giải quyết bằng cách hợp tác cùng các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Facebook, Tencent và TikTok để nhanh chóng giải quyết các tin đồn sai lệch. Họ ra mắt Google SOS để để đẩy các thông tin chính thức của WHO lên top tìm kiếm liên quan đến virus corona chủng mới. Với Facebook, các quảng cáo về thông tin liên quan đến sức khỏe thời dịch bệnh được nhắm đến từng nhóm và vùng dân số cụ thể - chủ yếu đến người châu Á.

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch thông tin - Ảnh 3.

Quan trọng nhất, các thông tin sai lệch sẽ bị xóa càng sớm càng tốt. TikTok nhanh chóng xử lý các video với nội dung dễ gây hiểu lầm. Facebook xóa những lời khuyên không đúng về sức khỏe, còn TenCent thì sử dụng nền tảng AI để giải quyết các tin đồn sai lệch trôi nổi trên mạng. Tuy nhiên, sự thực thì cơn bão "tin giả" đã vượt qua mọi nỗ lực hợp tác của các doanh nghiệp, bởi nội dung trên các nền tảng là quá đa dạng. Những tấm ảnh chế, meme phân biệt chủng tộc tràn lan khắp TikTok và Facebook. Một số thanh thiếu niên thậm chí còn làm giả kết quả dương tính với virus để gây chú ý trên mạng xã hội.

Tin giả dẫn đến kỳ thị trực tuyến, rồi lan ra cả ngoài đời thực. Người châu Á tại nhiều nơi trên thế giới - đặc biệt là người Trung Quốc đã phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc, quấy rối, thậm chí bị tấn công. Các nhà hàng tại khu phố người Hoa ở nhiều thành phố phương Tây chứng kiến doanh thu sụt giảm thảm hại.

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch thông tin - Ảnh 4.

Nhưng cũng khó trách, bởi ngay tại Trung Quốc, người từ thành phố Vũ Hán hoặc tỉnh Hồ Bắc cũng nhận phải sự phân biệt từ chính các đồng hương của mình. Một số người kẹt ngoài Vũ Hán do chưa quay lại thành phố trước lúc phong tỏa đã rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Họ muốn thuê tạm phòng khách sạn cũng khó, vì chẳng ai cho ở sau khi nhìn qua tấm thẻ căn cước.

Trận chiến xác thực thông tin

Virus corona mang theo một đại dịch có 1-0-2 trong lịch sử: Đại dịch thông tin - Ảnh 5.

Mạng xã hội là nơi lan truyền tin giả, Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog nhưng đó cũng là một nguồn quan trọng dành cho các thông tin xác thực lan truyền. Phóng viên, nhà báo trên thế giới đã phải dùng mạng xã hội của Trung Quốc để có những bức tranh chính xác hơn về những gì đang xảy ra nơi tâm dịch. Áp lực từ cộng đồng mạng cũng khiến chính phủ phải nhanh chóng cung cấp những thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh đang diễn ra.

Mạng xã hội cũng có thể là nguồn khai thác hỗ trợ theo dõi và kiểm soát các dịch bệnh trong tương lai. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ để giúp nhà chức trách theo dõi tiến triển của dịch bệnh. Như nghiên cứu của Raina MacIntyre - chuyên gia an toàn sinh học từ ĐH New South Wales (Úc), các đoạn chia sẻ trên Twitter có thể giúp xác định địa điểm khởi phát dịch bệnh tại nhiều nơi trên thế giới.

"Điều này sẽ giúp các cơ quan, tổ chức phản ứng từ sớm, thậm chí là trước cả khi nó bắt đầu lan ra và trở thành một mối đe dọa toàn cầu."

Tham khảo: MIT Tech Review

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét